suoi ngoc vua baSuối Ngọc - Vua Bà là một quần thể du lịch sinh thái rộng 300ha thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Nơi đây có rất nhiều cây ăn trái cùng các loại cây mỡ, cây keo, cây thông.

Gắn kết du lịch xanh với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường, đồng thời đóng góp vào sự phát triển xã hội của địa phương là mô hình mà khu du lịch sinh thái Việt-Pháp Vịt Cổ Xanh (La Ferme du Colvert) đang triển khai tích cực nhằm xây dựng thương hiệu cho khu nghỉ dưỡng xinh đẹp nằm trên vùng đất đậm đặc bản sắc văn hóa Mường.   

Nằm cách Hà Nội chừng 45km, tại xã Cự Yên, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), khu sinh thái Việt-Pháp Vịt Cổ Xanh mang trong mình kiến trúc hài hòa của nét đẹp tự nhiên và truyền thống Việt, hòa quyện với phong thái Pháp trang nhã. 

Đi vào hoạt động từ năm 2004, “La Ferme du Colvert” Vịt Cổ Xanh Resort là một resort spa thiên nhiên trên mảnh đất Mường.   

Tọa lạc ở trung tâm khu resort rộng 25 ha là tòa nhà Phong lan sang trọng và lịch lãm, được xây dựng theo phong cách nhà sàn Việt Nam kết hợp với kiến trúc nhà vùng Côte d’Azur, miền Nam nước Pháp, quê hương của chồng bà An Trần Chassedieu, chủ nhân trang trại Vịt Cổ xanh.   

Nằm rải rác trên các sườn đồi, thấp thoáng sau những khu vườn xanh mướt, bên cạnh một hồ nước với cái tên giản dị Đập Đom là 12 khu nhà xinh xắn, mộc mạc nhưng không kém phần duyên dáng, mang đậm dấu ấn của vùng miền núi và đồng bằng Bắc Bộ.   

Vịt Cổ Xanh Resort đã biết tận dụng triệt để lợi thế do thiên nhiên ban tặng như ao, hồ, đồi, suối, những cánh rừng nơi cỏ cây chen lá để khoác lên mình vẻ đẹp hoang sơ. Một con đường đất, một triền đê, tiếng mõ trâu, tiếng suối róc rách, cái cọn nước ... những hình ảnh về cuộc sống thanh bình của người dân xứ Mường đã mê hoặc mọi du khách trong và ngoài nước đến đây.   

Bà An Trần Chassedieu tâm sự: “10 năm trước Vịt Cổ Xanh Resort đã được xây dựng bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên và tình yêu giữa hai nước Việt Nam và Pháp. Sau những ồn ào của cuộc sống tại Pari, vợ chồng tôi đều muốn hòa mình vào thiên nhiên, chúng tôi tìm thấy điểm chung là hình ảnh con vịt vừa thân quen với người nông dân Việt Nam, vừa là gợi nhớ phong cảnh thanh bình của các vùng quê nước Pháp, chính vì vậy chúng tôi đã xây dựng trang trại này và đặt tên nó là Vịt Cổ Xanh.”

Theo bà An Trần Chassedieu, mô hình du lịch sinh thái đưa con người đến với thiên nhiên, lúc đầu phục vụ chủ yếu là du khách quốc tế. Tuy nhiên sau 10 năm hoạt động, Vịt Cổ Xanh Resort đã trở nên quen thuộc hơn với người dân trong nước. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời là địa điểm lý tưởng để tổ chức các cuộc dã ngoại, hoạt động thể thao ngoài trời, hay những kỳ nghỉ ấm cúng cuối tuần cho gia đình, người thân và bạn bè. Văn hóa Mường và ẩm thực Pháp   

Bên cạnh việc khai thác du lịch sinh thái, Vịt Cổ Xanh Resort còn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Mường thông qua việc tổ chức các festival Mường và gala diner. Các tiết mục văn nghệ như biểu diễn cồng chiêng, hát, múa sạp mà diễn viên là những người dân địa phương hàng ngày vẫn chân lấm tay bùn là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể. 

Các hoạt động này được chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế ủng hộ và khuyến khích. Trên thực tế, Vịt Cổ Xanh Resort đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế như OXFAM, JICA, WWF, đặc biệt là UNESCO để tổ chức một số hội nghị chuyên đề về văn hóa và sinh thái.  

Vịt Cổ Xanh Resort còn mở ra hướng phát triển mới là tôn vinh văn hóa ẩm thực xứ Mường. Ngày 6/10 vừa qua, du khách đến thăm Vịt Cổ Xanh Resort đã được thưởng thức sự tinh tế của ẩm thực Pháp với những món ăn cao cấp, thực đơn của khách sạn 5 sao, do chính “ông Tây nước mắm” Didier Corlou, chế biến từ những nguyên liệu bình dân như vịt, trứng, cốm, măng ... do trang trại cung cấp.


Đây là lần hợp tác đầu tiên giữa vị bếp trưởng nổi tiếng người Pháp, người đã quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới và đang lên kế hoạch cho việc quảng bá cho ẩm thực xứ Mường bằng cách tổ chức các sự kiện tương tự vào các dịp Noel, Tết, lễ hội... và tổ chức một lớp dạy tinh hoa nghề bếp cho các học viên là người địa phương.   

Không dừng lại ở đó, Vịt Cổ Xanh Resort còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội phát triển cộng đồng tại địa phương như phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức các lớp huấn luyện cho người dân về kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, khả năng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí...

   


Về các kế hoạch trong tương lai, bà An Trần Chassedieu chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tổ chức vào ngày 3/11 tới đây hành trình xe đạp Việt Nam-Lào (Hà Nội-Điện Biên Phủ-Luang Prabang-Vientiane), tiếp đó là cuộc chạy Marathon vì mục đích bảo vệ môi trường - Một dự án thể thao được thực hiện từ 10 năm nay với sự hợp tác của Liên đoàn Xe đạp và Thể thao Pháp và đã thu hút sự tham gia của hàng trăm vận động viên Pháp. Bên cạnh đó, cần kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm tổ chức các các khóa học nấu ăn, dệt, đan, thêu ren, múa, võ thuật, làm vườn... cho nhân viên làm việc trong Resort và người dân địa phương.”     

Các dự án dù là với mục đích kinh doanh hay mang ý nghĩa xã hội đều đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nữa từ những người đã biến vùng đất nghèo bán sơn địa thành khu du lịch thân thiện và cởi mở với thiên nhiên, những người hiện vẫn còn ấp ủ nhiều dự định táo bạo nhằm xây dựng khu resort ngày càng đẹp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên cho du khách và phát triển cộng đồng cho người dân địa phương../.   

theo http://www.vietnamplus.vn

Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên.

Bản Lác – Mai Châu: nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm về du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu, rộng hơn nữa nhiều người ví nơi đây như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
 
thung-lung-mai-chau
 
 
Những năm trở lại đây, khách du lịch đến Mai Châu mỗi ngày một đông, chính vì thế dân bản thường bảo nhau sửa sang nhà cửa, như xây dựng nhà sàn và sử dụng các nguyên vật liệu cho ngôi nhà cũng được cải tiến (sàn gỗ công nghiệp, chân nhà có ốp xi măng…), các trang thiết bị trong nhà cũng hiện đại hơn, với mục đích để làm cho khách đến sống thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn hiện nay không bị thay đổi quá nhiều mà vẫn giữ được cái “mộc” của nó.
 
Bên cạnh đó, người dân ở bản Lác cũng quan tâm hơn đến ẩm thực truyền thống của bản, thành lập những đội văn nghệ chuyên phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn.
 
Theo đó, đàn ông Thái cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre… để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Do vậy, nghề truyền thống, các sản phẩm thủ công đã và đang được bảo tồn và phát triển ở đây.
 
Hơn thế nữa, loại hình du lịch homestay – sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.
Vẻ đẹp bên trong con người nơi Bản Lác
 
 
Mai Châu không chỉ quyến rũ du khách bằng vẻ đẹp mộc mạc của núi rừng, vẻ e ấp của những sơn nữ, mà còn hấp dẫn bởi những tấm lòng ấp áp nghĩa tình của người dân nơi đây.
 
Mặc dù đã có nhiều năm làm dịch vụ du lịch, nhưng sự xô bồ của đồng tiền, của miếng cơm manh áo hầu như không làm mất đi sự thật thà, chân chất của những người dân tộc vùng núi này. Cung cách đón khách cũng là điều hấp dẫn với nhiều du khách, nhất là du khách nước ngoài.
Nhà sàn – “Khách sạn” của bản
 
Bản Lác là nơi cư trú của người dân tộc, nhưng ai đến đây cũng không khỏi bất ngờ bởi bản Lác có đường nhựa trải từ đầu bản đến tận sân từng nếp nhà sàn mộc mạc bằng gỗ.
 
Nhà sàn người Thái tại bản Lác
 
nha-san-ban-lac
 
Có những ngôi nhà sàn được du khách phong tặng là “khách sạn 3 sao, 4 sao”. Hiện tại ở bản Lác có 25 ngôi nhà sàn làm “khách sạn” được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây.
Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ – nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà. Chỉ với mức giá 50.000 đồng/người, du khách đã có thể sở hữu một khoảng sàn chừng 1,2 x 2 m để ngả lưng qua một đêm. Lối sinh hoạt dân dã, ấm cúng phần nào gắn kết những con người lần đầu tiên gặp nhau trở thành thân quen, không ít người trong số họ đã trở thành tri kỷ.
 
Món ăn dân tộc đằm thắm như tình người nơi đây
 
Ghé thăm bản Lác, du khách không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nơi này. du khách sẽ được chủ nhà mời ngồi trên chiếc chiếu hoa được đặt trang trọng ở giữa nhà. Sau đó khách sẽ được chủ nhà mời uống rượu cần, ăn cơm lam với thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn dân tộc mà bất kỳ ai từng một lần nếm thử sẽ không thể nào quên như gà gói lá dong nướng, cá suối hấp, măng đắng xào, xôi nếp nương…
 
Đêm đến, du khách lại được hòa mình trong không gian của người Thái với những điệu xòe, những câu ca đằm thắm và điệu nhạc tình tứ, mê đắm lòng người hay cùng người bản địa nhảy sạp đến vã mồ hôi. Cứ mỗi khi kết thúc một làn điệu, cả chủ và khách lại cùng nhau tụ tập một góc để thưởng thức vị ngọt ngào của rượu cần ủ bằng các loại lá rừng. Trong ánh lửa bập bùng, những đôi má thiếu nữ như hồng hơn nhưng không phải bởi say men rượu mà là say tình người, say trước ánh mắt nồng nàn của khách lạ.
 
Đã từng ngủ lại nhà sàn ở những bản làng hẻo lánh xa xôi, nhưng chỉ một ngày đêm tại bản Lác có cái gì đó thật khó quên khi bốn bề gió lùa, sương giăng trước mặt và vách núi dựng âm u. Đâu đó trong đêm, vang lên tiếng thì thầm tâm sự của những con người mới đây thôi còn lạ bỗng chốc trở thành thân quen. Cuộn mình trong chiếc chăn thổ cấm ấm áp, tôi cứ nghĩ lan man về một vùng rừng núi, nơi những người dân bản hiền lành, thật thà làm du lịch giỏi và một nền tảng văn hóa dân tộc phong phú. Bấy nhiêu thôi cũng quá đủ để Mai Châu vẫy gọi du khách bốn mùa, bốn phương.

 Thác Thăng Thiên nằm giữa một cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn.

thac thang thien

Hãy khoác ba lô lên và tìm về với rừng cây, chim chóc cùng những làn nước trong xanh mát lạnh ở cửu thác Tú Sơn, nơi chỉ cách Hà Nội 60 km.